bao gia dinh - của tôi kéo dài được 2 năm mới bắt đầu tiến tới hôn nhân. Suốt những năm tháng yêu nhau anh chăm lo và đối xử với tôi rất tốt. Nhưng anh lại có tật thích tụ tập nhậu nhẹt với bạn bè.
Tôi cứ nghĩ khi lấy nhau về chắc anh sẽ bỏ được cái tật nhậu nhẹt, đàn đúm. Vì một người đàn ông khi có gia đình mới chắc chắn sẽ ý thức được trách nhiệm trụ cột của mình. Bước vào cuộc sống hôn nhân tôi mới thấy thật mệt mỏi và chán nản.
Chồng tôi vẫn cứ chứng nào tật ấy, cứ hết giờ làm việc là anh lại rủ bạn bè làm vài chầu bia. Hôm nào mà có trận bóng hay thì y rằng đến nửa đêm anh mới về đến nhà. Từ khi lấy vợ về, anh nghiễm nhiên coi tôi như một thứ tài sản anh sở hữu trong nhà, chẳng bao giờ mất đi được nên anh không cần coi trọng nữa - tam su tham kin.
Gia đình anh thì khá giả hơn nhà tôi nên nhiều khi mẹ chồng cũng nhìn tôi với ánh mắt khinh thường, không vừa với bà ấy. Tôi nghĩ có lẽ mình làm tốt vai trò của con dâu thì mẹ sẽ thông cảm hơn với con dâu.
Sau những giờ tan sở tôi luôn cố gắng làm tốt làm tròn vai của người vợ, người con dâu. Mọi việc trong nhà từ chợ búa bếp núc tôi đều tự tay lo liệu. Chồng chẳng giúp vợ được một việc nhỏ nhoi nào cả. Ngay cả cái bàn ăn sau bữa ăn anh cũng không lau dọn được. Còn mẹ chồng suốt ngày than đau ốm, không có sức khỏe nên không làm được gì. Mọi công việc dồn vào cho tôi.
>>> blog tam su
Tính tôi ít nói và hiền lành nên mẹ chồng cũng hay quát mắng mỗi khi tôi làm gì không vừa ý. Cứ có việc là bà lại lôi bên nhà mẹ đẻ tôi ra so sánh với bên này. Nhiều lúc tôi khó chịu lắm nhưng tôi cũng cứ im lặng, nhịn mẹ chồng.
Bố chồng tôi mất sớm nên chỉ có mẹ chồng ở vậy nuôi con khôn lớn. Chồng tôi thì cũng nghe lời mẹ răm rắp chứ chẳng dám sai một lời nào. Nhưng mẹ cưng chiều anh nên những tật xấu của anh chẳng bao giờ mẹ để ý. Với mẹ chồng, con trai của mẹ là nhất chẳng ai bằng.
Chúng tôi cũng có với nhau được một đứa con gái bé bỏng lên 5 tuổi. Bao nhiêu việc nhà, việc cơ quan, chăm con tôi cũng phải cáng đáng hết. Mẹ chồng chăm cháu cũng chỉ lấy lệ, bà vẫn thích tụ tập với mấy bà hàng xóm chơi bài hơn là trông cháu giúp con.
Một hôm, trời tối, tôi vừa trông con vừa nấu ăn. Mẹ chồng đi chơi về thấy tôi chưa nấu xong bữa bèn quát: “Cô làm gì ở nhà cả buổi chiều mà nấu có bữa cơm cũng không xong? Ăn với đẻ thôi mà cũng không làm được à?”. Tôi cũng trả lời mẹ có phần ấm ức: “Cháu ốm sốt với quấy khóc cả chiều, mẹ rảnh rỗi đi chơi sao không giúp con nấu cơm, sao mẹ lại trách con”.
Chồng tôi vừa về đến đó, thấy tôi cãi lại mẹ liền xông vào tát tôi mà chẳng cần biết như thế nào? “Láo, dám cãi lại cả mẹ chồng cơ à, cô giỏi nhỉ, cô có coi mẹ chồng cô ra cái gì không?”. Con tôi nghe tiếng ồn lại khóc rống lên cũng chẳng ai dỗ cho, bực quá tôi quẳng luôn cả nồi canh ở đấy để vào dỗ con. Cả tối, chồng và mẹ chồng thay nhau đay nghiến khiến tôi nhức óc.
Vài hôm sau, chị gái tôi có gửi cho bé con mấy bộ quần áo, tôi hí hửng đem ra cho bé mặc. Mẹ chồng tôi ở bên hàng xóm đi về thấy tôi thay đồ mới cho cháu liền kêu lên: “Con bé có thiếu đồ mặc đâu sao cứ mua liên tục thế, cô đúng là hoang phí chẳng biết tiết kiệm gì cả”. Tôi trả lời mẹ rằng: “Đây là đồ của chị gái con mua cho bé, có gì đâu mà mẹ làm lớn chuyện thế”.
Được thể mẹ chồng tôi lại lớn tiếng: “À! Thì ra cô cho rằng cái nhà này không lo được cho mẹ con cô nên phải lấy đồ bên nhà mẹ đẻ chứ gì? Cô định khiến hàng xóm cười chê cái nhà này à?”. Chồng tôi về thấy hai mẹ con đang lời qua tiếng lại thì anh lôi tôi ra phòng khách rồi đánh: “Tại sao cô mồm mép thế, ngày nào cô không nói lại mẹ chồng cô không chịu được à”.
Bị đánh oan ức, tôi không thể chịu được nữa, tôi giơ tay tát lại chồng: “Anh là cái thằng hèn, anh không biết đầu đuôi thế nào anh đã lôi tôi ra đánh, bao năm qua tôi chịu đựng cái cuộc sống như này là đủ lắm rồi. Anh khinh thường vợ và gia đình bên vợ thì rước người khác về mà sống. Tôi không cần”, nói rồi tôi dọn dẹp đồ đạc và đưa con về bên nhà mẹ.
5 năm qua sống bên nhà chồng là những ngày tủi nhục, mẹ chồng suốt ngày nói nặng nói nhẹ, đay nghiến con dâu, còn chồng thì chẳng có trách nhiệm với gia đình. Tôi hiền lành, tôi ít nói đấy nhưng không có nghĩa là tôi không biết nổi giận. Tôi mặc kệ những cuộc điện thoại của chồng gọi đến. Gọi cho tôi không được anh gọi cho bố mẹ vợ bảo họ khuyên nhủ tôi về nhưng tôi không thèm về. Bao giờ chồng tôi đến cầu xin tôi tha thứ thì tôi mới trở lại.
Để xem một ngày không có tôi thì ai chăm lo gia đình cho mẹ chồng. Tôi hiền đấy nhưng cũng không phải dạng vừa đâu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét